Hướng dẫn Viết báo cáo tốt nghiệp nhóm
Để viết báo cáo nhóm, sinh viên cần theo sát đề cương của Viện Đào tạo Quốc tế. Cách viết các nội dung báo cáo như sau:
a/ Introduction
– Origin of the project and problem to be solved (Lý do nghiên cứu đề tài và các vấn đề giải quyết trong đề tài). Với nội dung này, sinh viên trình bày khái quát một số hạn chế của doanh nghiệp thực tập và các vấn đề được giải quyết trong khoá luận. Về cơ bản thì trình bày hạn chế nào thì sẽ giải quyết (khắc phục) hạn chế đó.
Ví dụ:
+) Với đề tài “Giữ chân người lao động” có thế viết: Tại doanh nghiệp X, nhân lực đang có xu hướng bỏ việc cao. Trong năm vừa qua, có 30 lao động bỏ việc, chiếm đến 50%, nhân lực bỏ việc xuất phát từ một số nguyên nhân như chế độ tiền lương chưa phù hợp, phương thức sử dụng lao động chưa hợp lý. Để khắc phục các hạn chế của doanh nghiệp, chúng tôi tiến hành: khảo sát lý do bỏ việc, đánh giá các chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp… nhằm đề xuất các giải pháp giữ chân người lao động.
+) Với đề tài “Nâng cao kết quả đào tạo” có thế viết: Tại doanh nghiệp X, công tác đào tạo chưa tốt, 30% nhân lực không đáp ứng yêu cầu công việc, (hoặc: trong thời gian vừa qua tuyển nhiều vị trí mới, chưa có chương trình đào tạo phù hợp dẫn đến kết quả đào tạo chưa tốt, trong thời gian tới DN tiếp tục tuyển nhiều vị trí mới, chưa có chương trình đào tạo phù hợp)… Để khắc phục các hạn chế của doanh nghiệp, chúng tôi tiến hành: phân tích nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo (nội dung, kế hoạch triển khai chi tiết, dự báo chi phí, dự báo kết quả đạt được sau đào tạo).
+) Với đề tài “Tuyển dụng nhân lực” có thế viết: Tại doanh nghiệp X, công tác tuyển dụng thường không có kế hoạch cụ thể (Hoặc: cần tuyển vị trí xyz nhưng chưa tuyển được)… Kết quả: Khảo sát thực trạng, Lập kế hoạch – phương án tuyển dụng đối với vị trí xyz (hoặc Đánh giá các hạn chế, xây dựng giải pháp khắc phục hạn chế, xây dựng phương án tuyển dụng).
+) Đãi ngộ nhân lực: DN x có nhiều nhân viên phàn nàn về chế độ đãi ngộ (có thể cụ thể tài chính/ phi tài chính), Tỷ lệ bỏ việc cao… Để khắc phục các hạn chế của doanh nghiệp, chúng tôi tiến hành: Khảo sát ý kiến người lao động, khảo sát nội dung đãi ngộ của doanh nghiệp, so sánh chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trên thị trường, xây dựng phương án điều chỉnh.
– A description of the host firm. Nội dung này đơn giản là mô tả về doanh nghiệp với các nội dung bao gồm (tên, địa chỉ), range of products (các sản phẩm doanh nghiệp sản xuất hoặc cung ứng), target (khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp, các mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được trong thời gian tới), competition (a SWOT – analysis of strengths, weaknesses, opportunities and threats will be added – Phân tích SWOT nhân lực).
– Detailed description of the expected final product: Nói cụ thể hơn về các vấn đề được giải quyết (đã hướng dẫn ở trên), phần này nhấn mạnh về kết quả đạt được (ví dụ như xác định hạn chế trong tuyển dụng, xây dựng thông báo tuyển dụng, đăng thông báo tuyển dụng, tiến hành phỏng vấn, tuyển 03 nhân lực tại vị trí…).
b-The project (nói cụ thể về dự án)
– An account of what you have experienced: Nói về các kinh nghiệm thu được trong quá trình thực tập, tập trung nói về các hạn chế liên quan tới đề tài nghiên cứu mà nhóm phát hiện ra trong quá trình thực tập. Đây là các vấn đề liên quan tới nội dung thực tập, nó giống với phân tích thực trạng.
Ví dụ, với đề tài tuyển dụng, có thể viết: khi xây dựng thông báo tuyển dụng doanh nghiệp viết theo cách chủ quan, mỗi lần viết nội dung khác nhau và thường thiếu nội dung quan trọng…
– Organization and development: Nói về việc nhóm Tổ chức & tiến hành các công việc nghiên cứu tại doanh nghiệp thực tập như thế nào. Ví dụ: Khảo sát thông tin sơ bộ, lên kế hoạch, thu thập dữ liệu sẵn có của doanh nghiệp, phân tích dữ liệu của doanh nghiệp, xác định các vấn đề có liên quan, xác định các dữ liệu cần thu thập bổ sung, thu thập dữ liệu thông qua bảng hỏi, phân tích dữ liệu, xây dựng giải pháp…
– Present the work done, and the commercial results obtained (if any): Phần này trình bày các công việc đã hoàn thành trong quá trình thực tập – chú trọng trình bày về các giải pháp đã xây dựng cho doanh nghiệp và kết quả giúp doanh nghiệp đạt được sau khi áp dụng giải pháp.
– Recommendations (if any): Phần này trình bày về việc Đưa ra các khuyến nghị (giải pháp, phương án hành động) đối với doanh nghiệp. Phần này không bắt buộc.
– Business plan or operating account (if any): Kế hoạch hành động cụ thể nếu có (Ví dụ đăng thông báo tuyển dụng, tiến hành phỏng vấn…). Phần này không bắt buộc.
c- Conclusion
– Mistakes made and solutions found: Phần này trình bày về các sai lầm gặp phải trong quá trình thực tập và giải pháp khắc phục sai lầm. Nên nói về sai lầm liên quan tơi giải pháp nhóm đã đề ra. Ví dụ: Thiết kế thông báo tuyển dụng, đăng, không thu được hồ sơ. Tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục là thay đổi địa chỉ đăng thông báo.
– Analysis of the difficulties encountered and of the solutions: Phần này trình bày về các khó khăn gặp phải trong quá trình thực tập và cách khắc phục. Ví dụ: Gặp khó khăn trong quá trình Thuyết phục doanh nghiệp chấp nhận giải pháp, chi phí… giải pháp khắc phục là trình bày cụ thể hơn, gặp cán bộ quản lý cấp cao để trao đổi…
– Knowledge gained by the group: Hiểu rõ hơn về kiến thức (về đề tài nghiên cứu)…
d-Appendices (đơn giản là phụ lục)
– Contractual project definition/Framework document (đưa cái thoả thuận vào đây)
– Surveys, questionnaires, analysis… (câu hỏi khảo sát, kết quả phân tích)
– Photographs, articles, posters… (các ảnh liên quan tới quá trình thực tập, sản phẩm của nhóm)
– Gantt (compulsory): biểu đồ về các mốc thời gian thực hiện các nhiệm vụ của dự án.
Hướng dẫn Viết báo cáo tốt nghiệp cá nhân
Báo cáo tốt nghiệp của khoa đào tạo quốc tế khác với báo cáo tốt nghiệp của khoa quản trị nhân lực ở một số điểm cơ bản dưới đây:
+ Không có tổng quan lý thuyết!
+ Vì là cử nhân thực hành nên tập trung tạo ra các sản phẩm cụ thể. Trong quá trình thực hành cần làm ra sản phẩm, ví dụ như tuyển dụng nhân lực thì giáo sư nước ngoài sẽ đánh giá cao khi sinh viên xây được thông báo tuyển dụng và đăng thực sự, tiến hành phỏng vấn và tuyển được người (có minh chứng thì tốt nữa)…
CÁC NỘI DUNG TRONG BÁO CÁO
1. Phần giới thiệu
Các nội dung trình bày trong phần giới thiệu:
- Giới thiệu sơ bộ về doanh nghiệp nghiên cứu, các hạn chế của doanh nghiệp nghiên cứu (chỉ nói về các hạn chế liên quan tới đề tài nghiên cứu).
- Trình bày sơ bộ các nhiệm vụ nghiên cứu để giải quyết các hạn chế liên quan tới đề tài nghiên cứu.
- Giới thiệu kết cấu báo cáo.
2. Thực trạng doanh nghiệp và các nhiệm vụ nghiên cứu (presentation of the firm)
Trình bày tổng quan về doanh nghiệp nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu, các nội dung được trình bày từ tổng quát tới chi tiết.
- Địa chỉ, loại hình doanh nghiệp (TNHH, CP,…), phân tích về thị trường (nhu cầu, yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp), số lao động của doanh nghiệp, nămg thành lập, các hoạt động kinh doanh và sản phẩm (đối với các tổ chức công là dịch vụ), đối tượng khách hàng của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường, mức độ phát triển của ngành nghệ thuộc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
- Phân tích SWOT liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài (Phân tích SWOT nhân lực do đề tài làm về nhân lực).
- Xem thêm về phân tích SWOT nhân lực
- Giới thiệu các phòng ban (nếu dài quá có thể đưa vào phụ lục.
- Giới thiệu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
- Giới thiệu các bộ phận chức năng phụ trách các sản phẩm và dịch vụ khác nhau (khi một doanh nghiệp có nhiều sản phẩm/dịch vụ, thường có các bộ phận chuyên trách).
- Giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ tại bộ phận SV thực tập.
3. Triển khai nghiên cứu (Analysis of your missions)
- Trình bày các nghiên cứu sử dụng nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu của dự án. SV xem thêm các hướng dẫn phân tích để lựa chọn đề tài và viết phần này.
- Trình bày việc triển khai nghiên cứu theo biểu đồ (GANTT hoặc PERT).
- Trình bày các kết quả đạt được.
Lưu ý: Trong phần này cần làm rõ các đóng góp của SV đối với nội dung nghiên cứu.
4. Các khó khăn gặp phải (Analyse the difficulties encountered)
Phần này SV trình bày các khó khăn gặp phải trong quá trình nghiên cứu.
5. Tổng kết tình huống (a case study)
Viết thành một tình huống. SV kể về quá trình thực tập, các vấn đề doanh nghiệp gặp phải (liên quan tới vấn đề nghiên cứu), các giải pháp được cân nhắc áp dụng, những vấn đề gặp phải về ý tưởng, những vấn đề gặp phải khi mang ý tưởng áp dụng vào thực tế.
6. Kết luận
– Tổng kết các nhiệm vụ đã hoàn thành
– Tổng kết các bài học kinh nghiệp đã học được trong quá trình thực hiện dự án (kỹ năng, kiến thức).
– Một số kiến nghị.
Hướng dẫn Viết báo cáo Tuyển Dụng
Viết báo cáo tự động (bản thử nghiệm)Điền các thông tin theo mẫu, phần mềm tự động xây dựng báo cáo!
1. Mở đầu (Introduction)
Các nội dung trình bày trong phần giới thiệu:
- Giới thiệu sơ bộ về doanh nghiệp nghiên cứu, các hạn chế của doanh nghiệp nghiên cứu (chỉ nói về các hạn chế liên quan tới đề tài nghiên cứu).
- Trình bày sơ bộ các nhiệm vụ nghiên cứu để giải quyết các hạn chế liên quan tới đề tài nghiên cứu.
- Giới thiệu kết cấu báo cáo.
2. Thực trạng doanh nghiệp và các nhiệm vụ nghiên cứu (presentation of the firm)
Trình bày tổng quan về doanh nghiệp nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu, các nội dung được trình bày từ tổng quát tới chi tiết.
- Địa chỉ, loại hình doanh nghiệp (TNHH, CP,…), phân tích về thị trường (nhu cầu, yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp), số lao động của doanh nghiệp, năm thành lập, các hoạt động kinh doanh và sản phẩm (đối với các tổ chức công là dịch vụ), đối tượng khách hàng của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường, mức độ phát triển của ngành nghệ thuộc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
- Phân tích SWOT liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài (Phân tích SWOT nhân lực do đề tài làm về nhân lực).
- Xem thêm về phân tích SWOT nhân lực
- Giới thiệu các phòng ban (nếu dài quá có thể đưa vào phụ lục.
- Giới thiệu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
- Giới thiệu các bộ phận chức năng phụ trách các sản phẩm và dịch vụ khác nhau (khi một doanh nghiệp có nhiều sản phẩm/dịch vụ, thường có các bộ phận chuyên trách).
- Giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ tại bộ phận SV thực tập.
3. Triển khai nghiên cứu (Analysis of your missions)
3.1. Trình bày các nghiên cứu sử dụng nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu của dự án (Khi viết sinh viên diễn giải cụ thể nhằm đảm bảo độ dài).
- Công việc 1: Thu thập dữ liệu của doanh nghiệp, đánh giá tổng quan các ưu điểm, hạn chế trong công tác tuyển dụng nhân lực.
- Công việc 2: Đánh giá các ưu điểm và hạn chế trong công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực.
- Công việc 3*: Phân tích xác định nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong năm nay.
- Công việc 4*: Tiến hành tuyển dụng NL (giúp doanh nghiệp thực hiện công tác tuyển dụng nhân lực).
*) Nội dung 3 và 4 có thể đưa vào hoặc không. Nếu thấy đủ khả năng thì nên đưa vào.
3.2. Quá trình triển khai nghiên cứu (GANTT)
Ví dụ về biểu đồ GANTT: Biểu đồ thể hiện thời gian thực hiện các nhiệm vụ của dự án.
3.3. Trình bày các kết quả đạt được (Phần này bạn trình bày các kết quả nghiên cứu).
3.3.1. Đánh giá kết quả công tác tuyển dụng của doanh nghiệp
Sau khi diễn giải về công tác tuyển dụng của doanh nghiệp, đưa ra nhận xét về ưu điểm, hạn chế nếu có (đây chính là đóng góp của SV đối với nội dung nghiên cứu).
Sau đánh giá có thể đưa ra các nhiệm vụ cần khắc phục tại đây. Để đơn giản, nhiệm vụ là những gì doanh nghiệp cần khắc phục.
3.3.2. Đánh giá công tác tuyển mộ nhân lực
Đưa các mô tả về công tác tuyển mộ (xây dựng thông báo tuyển dụng thế nào, đăng thông báo tuyển dụng ra sao, có các hình thức quảng bá hình ảnh doanh nghiệp kèm theo hay không) vào đây. Đánh giá các ưu điểm, hạn chế của công tác tuyển mộ nhân lực).
Các đánh giá bao gồm:
+) Nội dung thông báo tuyển dụng có đầy đủ các thông tin quan trọng cần truyền đạt tới ứng viên không.
+) Hình thức thông báo tuyển dụng có tạo ấn tượng tốt với ứng viên hay không?
+) Địa điểm đăng thông báo tuyển dụng có thường được ứng viên quan tâm hay không.
+) Có các chương trình quảng bá hỗ trợ hay không.
(Đánh giá các nội dung trên thông qua bảng hỏi hoặc phỏng vấn, kết quả đánh giá chỉ ra ưu điểm và hạn chế cụ thể của công tác tuyển mộ nhân lực của doanh nghiệp nghiên cứu).
Sau đánh giá có thể đưa ra Giải pháp ngay tại đây. Để đơn giản, Giải pháp là những gì doanh nghiệp có thể làm để khắc phục các hạn chế.
3.3.3. Đánh giá công tác tuyển chọn nhân lực
Có thể đánh giá các nội dung sau:
+) Phương thức thi tuyển
+) Nội dung thi tuyển
+) Phương thức phỏng vấn
+) Nội dung phỏng vấn…
(Đánh giá các nội dung trên thông qua bảng hỏi hoặc phỏng vấn, kết quả đánh giá chỉ ra ưu điểm và hạn chế cụ thể của công tác tuyển chọn nhân lực của doanh nghiệp nghiên cứu).
Sau đánh giá có thể đưa ra Giải pháp ngay tại đây. Để đơn giản, Giải pháp là những gì doanh nghiệp có thể làm để khắc phục các hạn chế.
3.3.4. Xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp trong thời gian tới (nếu có thể)
Xác định hoặc tổng hợp thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp (nếu không xác định được mà vẫn muốn làm để được điểm cao hoặc đơn giản là phải làm vì nội dung ở trên làm chưa tốt). Tổng hợp nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp có nghĩa là hỏi họ xem năm nay cần tuyển những vị trí nào, số lượng ra sao.
3.3.5. Tiến hành công tác tuyển dụng nhân lực (nếu có thể)
Trình bày quá trình hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện công tác tuyển dụng của bạn ở đây
4. Các khó khăn gặp phải (Analyse the difficulties encountered)
Phần này SV trình bày các khó khăn gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Có thể trình bày các khó khăn dưới đây.
+) Khó khăn khi thu thập dữ liệu.
+) Khó khăn khi tiến hành đánh giá công tác tuyển dụng của doanh nghiệp.
+) Khó khăn khi xây dựng giải pháp.
+) Khó khăn khi thuyết phục doanh nghiệp chấp nhận giải pháp.
5. Tổng kết tình huống (a case study)
Viết thành một tình huống. SV kể về quá trình thực tập. Ví dụ: thực tập tại doanh nghiệp X hoạt động trong lĩnh vực… các vấn đề doanh nghiệp gặp phải trong công tác tuyển dụng bao gồm (từ kết quả nghiên cứu trong phần từ 3.3.1 đến 3.3.3), từ đó sv xây dựng các giải pháp bao gồm… (kể lại các giải pháp bạn đã đề cập tới ở trên). Sau đó kể về trong quá trình phân tích và xây dựng giải pháp sv gặp những vấn đề gì gặp phải (Ví dụ: về ý tưởng, những vấn đề gặp phải khi mang ý tưởng áp dụng vào thực tế…).
6. Kết luận
– Tổng kết các nhiệm vụ đã hoàn thành (ví dụ)
- Công việc 1: Thu thập dữ liệu của doanh nghiệp, đánh giá tổng quan các ưu điểm, hạn chế trong công tác tuyển dụng nhân lực.
- Công việc 2: Đánh giá các ưu điểm và hạn chế trong công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực.
- Công việc 3: Phân tích xác định nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong năm nay.
- Công việc 4: Tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng NL.
– Tổng kết các bài học kinh nghiệp đã học được trong quá trình thực hiện dự án (kỹ năng, kiến thức).
+) Kinh nghiệm thu được và , kiến thức áp dụng khi đánh giá thực trạng
+) Kinh nghiệp thu được và , kiến thức áp dụng khi khảo sát
+) Kinh nghiệm thu được và , kiến thức áp dụng khi xây dựng giải pháp
– Một số kiến nghị.
Doanh nghiệp nên hỗ trợ vấn đề gì để công tác tuyển dụng đạt kết quả tốt hơn (không bao gồm các giải pháp trực tiếp, ví dụ điều chỉnh văn hóa, nâng cao quảng bá hình ảnh…).
Hướng dẫn Viết báo cáo Đào tạo
1. Mở đầu (Introduction)
Các nội dung trình bày trong phần giới thiệu:
+) Giới thiệu sơ bộ về doanh nghiệp nghiên cứu, các hạn chế của doanh nghiệp nghiên cứu (chỉ nói về các hạn chế liên quan tới đề tài nghiên cứu).
+) Trình bày sơ bộ các nhiệm vụ nghiên cứu để giải quyết các hạn chế liên quan tới đề tài nghiên cứu.
+) Giới thiệu kết cấu báo cáo.
2. Thực trạng doanh nghiệp và các nhiệm vụ nghiên cứu (presentation of the firm)
Trình bày tổng quan về doanh nghiệp nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu, các nội dung được trình bày từ tổng quát tới chi tiết.
+) Địa chỉ, loại hình doanh nghiệp (TNHH, CP,…), phân tích về thị trường (nhu cầu, yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp), số lao động của doanh nghiệp, năm thành lập, các hoạt động kinh doanh và sản phẩm (đối với các tổ chức công là dịch vụ), đối tượng khách hàng của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường, mức độ phát triển của ngành nghệ thuộc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
+) Phân tích SWOT liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài (Phân tích SWOT nhân lực do đề tài làm về nhân lực).
Xem thêm về phân tích SWOT nhân lực
+) Giới thiệu các phòng ban (nếu dài quá có thể đưa vào phụ lục).
+) Giới thiệu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
+) Giới thiệu các bộ phận chức năng phụ trách các sản phẩm và dịch vụ khác nhau (khi một doanh nghiệp có nhiều sản phẩm/dịch vụ, thường có các bộ phận chuyên trách).
+) Giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ tại bộ phận SV thực tập.
3. Triển khai nghiên cứu (Analysis of your missions)
3.1. Trình bày các nghiên cứu sử dụng nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu của dự án (Khi viết sinh viên diễn giải cụ thể nhằm đảm bảo độ dài).
- Công việc 1: Thu thập dữ liệu của doanh nghiệp về quá trình xây dựng và triển khai công tác đào tạo của doanh nghiệp (mô tả cách thức xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo của doanh nghiệp), kết quả công tác đào tạo (trong các năm gần đây đào tạo bao nhiêu nhân viên, tỷ lệ nhân viên đáp ứng yêu cầu).
- Công việc 2: Dựa trên kết quả phân tích (công việc 1), Đưa ra các giải pháp để khắc phục các hạn chế về xây dựng và triển khai công tác đào tạo của doanh nghiệp (nếu có hạn chế).
- Công việc 3: Xác định nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp.
- Công việc 4: Xây dựng hoàn chỉnh 1 chương trình đào tạo quan trọng của doanh nghiệp.
3.2. Quá trình triển khai nghiên cứu (GANTT – minh họa)
Ví dụ về biểu đồ GANTT: Biểu đồ thể hiện thời gian thực hiện các nhiệm vụ của dự án.
3.3. Trình bày các kết quả đạt được (Phần này bạn trình bày các kết quả nghiên cứu).
3.3.1: Thu thập dữ liệu của doanh nghiệp, đánh giá tổng quan các ưu điểm, hạn chế về quá trình xây dựng và triển khai công tác đào tạo của doanh nghiệp
+) Doanh nghiệp đã đào tạo như thế nào trong những năm vừa qua, kinh phí thế nào, bao nhiêu % nhân viên không đủ năng lực thực hiện công việc trước và sau đào tạo…
+) Quá trình xác định nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp được tiến hành như thế nào, dựa trên cơ sở khoa học hay chủ quan?
+) Quá trình xây dựng và triển khai công tác đào tạo của doanh nghiệp được tiến hành như thế nào, có những hạn chế gì?
+) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo của doanh nghiệp được tiến hành như thế nào, có hạn chế gì, để đơn giản, mô tả phương pháp đánh giá sau đào tạo của DN và đưa ra nhận xét.
+) Quá trình sử dụng nhân lực sau đào tạo của doanh nghiệp thế nào, có hạn chế gì không, ví dụ, trong nhiều trường hợp sau đào tạo vẫn giao cho người lao động nhiệm vụ cũ, không tăng lương có thể xem là chưa hợp lý
🡪 Sau phân tích cần làm rõ ưu điểm, hạn chế và đề ra giải pháp khắc phục.
3.3.2: Xác định nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp
Đánh giá các nhân viên không đủ kiến thức, kỹ năng ở một số bộ phận. Xác định các nhân viên có kết quả thực hiện công việc kém, sau đó phỏng vấn cán bộ quản lý hoặc cho làm bài test để xác định các kiến thức, kỹ năng chưa đạt yêu cầu kém. Nếu không làm được như trên thì đơn giản là chỉ ra các nhân viên chưa đáp ứng yêu cầu công việc cần được đào tạo.
3.3.3: Xây dựng 1 chương trình đào tạo
Trong khuôn khổ báo cáo, nên xây dựng chương trình đào tạo cho 1 vị trí, các nội dung xây dựng bao gồm nội dung, phương thức đào tạo, thời gian biểu, chi phí. Càng chi tiết càng tốt, nếu đã triển khai tại doanh nghiệp và có ảnh minh họa về triển khai khoa học thì càng tốt.
4. Các khó khăn gặp phải (Analyse the difficulties encountered)
Phần này SV trình bày các khó khăn gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Có thể trình bày các khó khăn dưới đây.
+) Khó khăn khi thu thập dữ liệu.
+) Khó khăn khi tiến hành đánh giá công tác đào tạo của doanh nghiệp.
+) Khó khăn khi xây dựng giải pháp.
+) Khó khăn khi thuyết phục doanh nghiệp chấp nhận giải pháp.
5. Tổng kết tình huống (a case study)
Viết thành một tình huống. SV kể về quá trình thực tập, như thực tập tại doanh nghiệp X hoạt động trong lĩnh vực… các vấn đề doanh nghiệp gặp phải trong công tác đào tạo như có bao nhiêu % nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ, kết quả của doanh nghiệp bị ảnh hưởng ra sao… (từ kết quả nghiên cứu), từ đó sv nói về việc đã xây dựng các giải pháp giúp DN khắc phục hạn chế trong công tác đào tạo, xây dựng và triển khai 01 chương trình đào tạo (nếu có thể làm được). Cuối cùng nói về việc trong quá trình phân tích và xây dựng giải pháp sv gặp những vấn đề gì (Ví dụ: về ý tưởng, và những vấn đề gặp phải khi mang ý tưởng áp dụng vào thực tế).
6. Kết luận
– Tổng kết các nhiệm vụ đã hoàn thành
- Công việc 1: Thu thập dữ liệu của doanh nghiệp, đánh giá tổng quan các ưu điểm, hạn chế về quá trình xây dựng và triển khai công tác đào tạo của doanh nghiệp.
- Công việc 2: Đưa ra các giải pháp về khắc phục quá trình xây dựng và triển khai công tác đào tạo của doanh nghiệp
- Công việc 3: Xác định nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp.
- Công việc 4: Xây dựng 1 chương trình đào tạo quan trọng của doanh nghiệp.
– Tổng kết các bài học kinh nghiệp đã học được trong quá trình thực hiện dự án (kỹ năng, kiến thức).
+) Kinh nghiệm thu được và kiến thức đã áp dụng khi đánh giá thực trạng
+) Kinh nghiệp thu được và kiến thức đã áp dụng khi khảo sát
+) Kinh nghiệm thu được và , kiến thức áp dụng khi xây dựng giải pháp
– Một số kiến nghị.
Doanh nghiệp nên hỗ trợ vấn đề gì để công tác đào tạo đạt kết quả tốt hơn (không bao gồm các giải pháp trực tiếp, ví dụ đẩy mạnh văn hóa học tập, có cái nhìn nhận tích cực với chi phí bỏ ra đào tạo…).
Hướng dẫn Viết khoá luận (Khoa U)
Các nội dung trong đề cương
Tóm lược (Abstract)
Phầnnày sinh viên cần: Giới thiệu về khóa luận
Lời cảm ơn (SV tự viết, muốn cảm ơn ai thì viết vào đây)
Mục lục, à Là mục lục, nếu không biết mục lục là gì thì nên stop here.
Danh mục bảng biểu, àLà… nếu không biết thì nên học lại.
Danh mục sơ đồ, hình vẽ, à Là… nếu không biết thì nên học lại.
Danh mục từ viết tắt, à Là… nếu không biết thì nên học lại.
Mở đầu (3-4 trang)
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài (sử dụng các kết quả nghiên cứu sơ bộ)
Phần này sinh viên cần: Giải thích tại sao cần tiến hành nghiên cứu khóa luận này, SV có thể trình bày các nội dung sau:
+) Tầm quan trọng của nội dung nghiên cứu đối với doanh nghiệp (Ví dụ với đề tài “Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp X”, sinh viên cần nói về tầm quan trọng của tuyển dụng nhân lực, đối với doanh nghiệp nói chung và đối với doanh nghiệp nghiên cứu nói riêng, nếu thấy ngắn quá thì trước khi nói về tầm quan trọng của tuyển dụng nhân lực có thể nói thêm về tầm quan trọng của quản trị nhân lực).
+) Một số hạn chế của doanh nghiệp về nội dung nghiên cứu (Ví dụ với đề tài “Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp X”, sinh viên cần nói về các hạn chế trong công tác tuyển dụng của doanh nghiệp X). Trong nội dung này, sinh viên cần sử dụng kết quả nghiên cứu sơ bộ và đưa ra một số dẫn chứng minh họa về hạn chế của doanh nghiệp (Ví dụ với đề tài “Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp X”, sinh viên có thể đưa ra dẫn chứng như doanh nghiệp cần tuyển 5 nhân viên bán hàng nhưng chỉ tuyển được 3, tuyển 5 nhưng chỉ có 2 làm được việc…)
2. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước
Phần này sinh viên cần:
- Trích dẫn một số công trình nghiên cứu giống với tên đề tài khóa luận đã được công bố. Nên trích dẫn các khóa luận của các năm trước. Trích đẫn khoảng 5 khóa luận, nội dung trích dẫn bao gồm: tên đề tài, nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả đạt được.
- Lưu ý:
+) Không nên sử dụng các công trình nghiên cứu vượt quá khả năng của sinh viên (ví dụ luận văn, luận án…).
+) Không trích dẫn sách giáo trình trong nội dung này.
- Kết luận không trùng lặp.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Về mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu thứ nhất xuất phát từ tên đề tài khóa luận (Ví dụ với đề tài “Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp X”, thì mục tiêu trước tiên là Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp X). Khi viết thì nên có lời dẫn, không viết cụt lủn, ví dụ như … đánh giá ưu điểm hạn chế nhằm….
+ Bên cạnh đó sẽ có các mục tiêu có liên quan ví dụ như sinh viên cần hệ thống hóa cơ sở lý luận trước khi tiến hành nghiên cứu, đánh giá được ưu điểm và hạn chế về nội dung nghiên cứu (Ví dụ với đề tài “Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp X”, thì sinh viên cần đánh giá được ưu điểm và hạn chế của công tác tuyển dụng của doanh nghiệp X), nghiên cứu tác động của các yếu tố môi trường…
- Về nhiệm vụ nghiên cứu
Phần này sinh viên cần: Liệt kê các nhiệm vụ cần nghiên cứu (Ví dụ với đề tài “Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp X”, thì mục tiêu thứ nhất là hệ thống hóa cơ sở lý luận, thứ hai là nghiên cứu thực trạng công tác tuyển dụng, thứ ba là, thứ tư là…).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: theo tên đề tài.
- Phạm vi nghiên cứu:
+) Theo không gian
+) Về thời gian
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Đơn giản là giới thiệu các nội dung của khoá luận (mở đầu, …, các chương). SV xem thêm khoá luận năm trước nếu không hình đung được.
Chương 1: Khái quát lý luận cơ bản về chủ đề nghiên cứu (9-10 trang)
Trong chương này sinh viên cần tổng hợp các nội dung lý thuyết có liên quan, có thể tưởng tượng như viết một cuốn cẩm nang về vấn đề nghiên cứu. Các nội dung cần viết đã được xác định trong đề cương nên khá dễ. Yêu cầu lớn nhất là sinh viên cần đọc tài liệu và trích dẫn, không được bịa (rất nhiều sinh viên tự bịa ra các nội dung lý thuyết không đúng). Trong phần này cần có các trích dẫn theo đúng quy định.
1.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu
Trích dẫn một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trích dẫn được hiểu đơn giản là đọc một số khái niệm liên quan đề đề tài nghiên cứu rồi chép lại, có trích dẫn nguồn. Với mỗi vấn đề, sinh viên nên trích dẫn từ 2 đến 3 khái niệm sau đó rút ra khái niệm riêng. (Ví dụ với đề tài “Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp X”, thì sinh viên có thể trình bày bốn khái niệm bao gồm: khái niệm về tuyển dụng nhân lực, khái niệm về tuyển mộ nhân lực, khái niệm về tuyển chọn nhân lực và khái niệm về chất lượng tuyển dụng nhân lực).
1.2. Nội dung “chủ đề nghiên cứu”
Trình bày nội dung lý thuyết có liên quan tới đề tài khóa luận.(Ví dụ với đề tài “Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp X”, thì sinh viên trình bày các nội dung về tuyển mộ nhân lực và tuyển chọn nhân lực, cần trình bày rõ về chất lượng tuyển mộ và tuyển chọn).
2.3. Nhân tố môi trường quản trị nhân lực ảnh hưởng đến “chủ đề nghiên cứu”
Phần này sinh viên cần:
Trình bày lý thuyết liên quan tới các nhân tố môi trường bên trong và nhân tố môi trường bên ngoài có tác động tới nội dung nghiên cứu của khóa luận (Ví dụ với đề tài “Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp X”, thì cần trình bày các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài có liên quan tới tuyển dụng nhân lực).
Đối với nghiên cứu của khóa luận, sinh viên chỉ cần trình bày một số yếu tố môi trường tiêu biểu có tác động tới nội dung nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu (3-4 trang)
2.1. Quy trình nghiên cứu
Phần này, sinh viên nghiên cứu theo các bước như thế nào thì liệt kê như vậy. Nên vẽ sơ đồ các nước sau đó giải thích nội dung từng bước. Các bước có thể bao gồm: Hệ thống hóa cơ sở lý luận, xác định mục tiêu nghiên cứu, phân tích thực trạng, hệ thống hóa các thành công, hạn chế, xây dựng giải pháp.
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phần này sinh viên cần: Trình bày cụ thể phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Phần này sinh viên cần: Trình bày cụ thể phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
Chương 3: Phân tích thực trạng chủ đề nghiên cứu của tổ chức/doanh nghiệp (10-12 trang)
3.1. Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức/doanh nghiệp
Phần này sinh viên cần: Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức/doanh nghiệp nghiên cứu. Cần có các số liệu cụ thể, trình bày khoa học, đưa vào các số dữ liệu có liên quan tới chủ đề nghiên cứu của khóa luận.
3.2. Phân tích sự ảnh hưởng nhân tố môi trường quản trị nhân lực đến chủ đề nghiên cứu của tổ chức/doanh nghiệp
Phần này sinh viên cần: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố môi trường quản trị nhân lực đến chủ đề nghiên cứu.
Lưu ý:
+ Đây là phân tích thực trạng, không phải lý thuyết. Nhiều sinh viên hiểu không đúng và viết lại các vấn đề lý thuyết.
+ Trong phần lý thuyết (2.3) đề cập tới yếu tố nào thì phân tích yếu tố đó.
3.3. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về thực trạng chủ đề nghiên cứu của tổ chức/doanh nghiệp
Phần này sinh viên cần: Phân tích thực trạng về chủ đề nghiên cứu của khóa luận nhằm làm rõ thành công, hạn chế và nguyên nhân của chủ đề nghiên cứu. (Ví dụ với đề tài “Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp X”, thì cần phân tích nhằm làm rõ thành công, hạn chế đối với tuyển dụng của doanh nghiệp X, giải thích được nguyên nhân dẫn đến các thành công và hạn chế).
3.4. Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân của chủ đề nghiên cứu của tổ chức/doanh nghiệp
Hệ thống hóa các thành công, hạn chế và nguyên nhân của đã được phân tích trong mục 3.3. Lưu ý: Nội dung trong phần này cần logic với phần 3.3, nhiều sinh viên chép phần 3.3 và 3.4 của các khóa luận khác nhau dẫn đến nội dung thiếu logic.
Chương 4: Đề xuất giải pháp chủ yếu với chủ đề nghiên cứu của tổ chức/doanh nghiệp (9-10 trang)
4.1. Định hướng, mục tiêu hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp và chủ đề nghiên cứu của tổ chức/doanh nghiệp
Phần này sinh viên cần: Trình bày các định hướng, mục tiêu hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp là đối tượng nghiên cứu của khóa luận. Cố gắng trình bày rõ các vấn đề có liên quan tới đề tài khóa luận.
4.2. Định hướng và mục tiêu chủ đề nghiên cứu của tổ chức/doanh nghiệp
Phần này sinh viên cần: Trình bày các định hướng, mục tiêu về nội dung nghiên cứu của khóa luận của tổ chức/doanh nghiệp là đối tượng nghiên cứu của khóa luận.
4.3. Một số giải pháp đề xuất với chủ đề nghiên cứu của tổ chức/doanh nghiệp
Phần này sinh viên cần: Đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp phát huy các thành công, và khắc phục các hạn chế.
Lưu ý: Nội dung cần logic với phần 3.4. Các giải pháp cần xuất phát từ kết quả nghiên cứu, không được bịa.
4.4. Kiến nghị chủ yếu
Phần này sinh viên cần: Đề xuất các vấn đề mà các chủ thể liên quan có thể thực hiện nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tốt nội dung nghiên cứu của đề tài khóa luận. (Ví dụ với đề tài “Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp X”, có thể kiến nghị đề nghị các cơ sở đào tạo hỗ trợ dưới hình thức nào đó). Các kiến nghị thường là các giải pháp không liên quan trực tiếp tới nội dung nghiên cứu của khóa luận (giải pháp liên quan trực tiếp đã trình bày trong 4.3).
Kết luận (1 trang)
Phần này sinh trình bày tóm tắt: Tại sao cần nghiên cứu khóa luận, khóa luận đã làm những gì, giải quyết được vấn đề gì.
Tài liệu tham khảo
Liệt kê các tài liệu tham khảo theo ABC, trình bày đúng theo quy định (dọc kỹ hướng đẫn làm khóa luận).
Các phụ lục
Trong phần phụ lục, tài liệu có liên quan không để trong phần chính thì để ở đây.
Phân tích trong khoá luận
1) Đề tài “Tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp X”.
Với đề tài này, sinh viên có rất nhiều lựa chọn như phân tích đánh giá quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp nhằm hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực, phân tích ưu điểm và hạn chế của công tác tuyển dụng nhân lực nhằm xây dựng các giải pháp hoàn thiện (hoặc đẩy mạnh) công tác tuyển dụng nhân lực, phân tích nhằm xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả…
Trong bài viết này, tôi hướng dẫn cách phân tích ưu điểm và hạn chế của công tác tuyển dụng nhân lực nhằm xây dựng các giải pháp hoàn thiện (hoặc đẩy mạnh) công tác tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp nghiên cứu. Các hướng phân tích khác có tên đề tài cụ thể nên tôi sẽ viết trong bài khác.
– Mục tiêu phân tích: đánh giá công tác tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp, xác định các ưu điểm, hạn chế trong công tác tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp.
– Gợi ý phân tích:
I) Phân tích dữ liệu thứ cấp: Phân tích dữ liệu thứ cấp được sử dụng nhằm bước đầu nhìn nhận các ưu điểm, hạn chế của công tác tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp nghiên cứu. Do tuyển dụng nhân lực bao gồm hai nội dung là tuyển mộ và tuyển chọn, các phân tích có thể tiến hành theo hai nội dung này.
a. Phân tích dữ liệu thứ cấp về tuyển mộ nhân lực.
*) Phân tích kết quả tuyển mộ: Do tuyển mộ nhân lực nhằm mục đích thu hút ứng viên đến nộp đơn, có thể phân tích các nội dung theo bảng dưới đây (Có thể lập 3 bảng thể hiện dữ liệu của 3 năm, nên có thêm các đồ thị).
Các vị trí cần tuyển | VD: Nhân viên bán hàng | |||
Số nhân viên cần tuyển | VD: 10 | |||
Số hồ sơ thu đượcsau khi đăng thông báo tuyển dụng | VD: 8 | |||
Số hồ sơ phù hợp | VD: 2 |
Nếu một hoặc một số vị trí thu được ít hồ sơ phù hợp thì có thể kết luận sơ bộ là công tác tuyển mộ nhân lực còn có hạn chế, đây chính là nguyên nhân cần tiếp tục thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp nhằm làm rõ nhược điểm của tuyển mộ nhân lực. Trong ví dụ trên thì có thể thấy kết quả tuyển mộ của doanh nghiệp X chưa được tốt do cần tuyển 10 mà chỉ thu được 8 hồ sơ trong đó chỉ có 2 hồ sơ phù hợp.
**) Phân tích các sản phẩm trung gian trong quá trình tuyển mộ: SV thu thập dữ liệu về sản phẩm của tuyển mộ nhân lực như thông báo tuyển dụng, các bài PR nhằm có được những nhận định ban đầu, ví dụ như qua phân tích các thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp thấy là các thông báo có kết cấu chưa hợp lý, …
b. Phân tích dữ liệu thứ cấp về tuyển chọn nhân lực.
*) Phân tích kết quả tuyển chọn: Do tuyển chọn nhân lực nhằm mục đích lựa chọn được nhân lực đủ năng lực làm việc, phù hợp với doanh nghiệp, gắn bó với doanh nghiệp sau tuyển dụng, có thể phân tích các nội dung theo bảng dưới đây (Có thể lập 3 bảng thể hiện dữ liệu của 3 năm, nên có thêm các đồ thị).
Vị trí cần tuyển | SV tự lấy ví dụ | |||
Số nhân lực cần tuyển | ||||
Số nhân lực tuyển dụng thành công (1) | ||||
Số nhân lực đủ năng lực làm việc sau tuyển dụng (2) | ||||
Số nhân lực làmđược việc gắn bó trên 1 năm sau tuyển dụng (3) |
**) Phân tích các sản phẩm trung gian trong quá trình tuyển chọn: Các dữ liệu như các phương thức thi tuyển và phỏng vấn được doanh nghiệp sử dụng… cho phép ta bước đầu đánh giá được ưu điểm, hạn chế của công tác tuyển dụng nhân lực, ví dụ như đề thi yêu cầu học thuộc quá nhiều không phù hợp với mục tiêu tuyển dụng của doanh nghiệp.
II) Phân tích dữ liệu sơ cấp
Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp, chúng ta phác thảo được được các ưu điểm và hạn chế của công tác tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp nghiên cứu. Phân tích dữ liệu sơ cấp được tiến hành thông qua khảo sát và phỏng vấn nhằm làm rõ các hạn chế và nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó.
– Bảng khảo sát có thể sử dụng nhằm đánh giá chất lượng các sản phẩm trong tuyển mộ nhân lực, chất lượng thi tuyển và phỏng vấn.
– Phỏng vấn có thể sử dụng nhằm làm rõ các nguyên nhân dẫn, xác định tính khả thi của các giải pháp…
Nghe có vẻ phức tạp vậy nhưng nếu chúng ta bám sát vào các nhiệm vụ của tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực thì quá trình phân tích dữ liệu sơ cấp sẽ trở nên đơn giản.
a. Phân tích dữ liệu thứ cấp về tuyển mộ nhân lực
Tuyển mộ nhân lực gồm hai nhiệm vụ là Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và Thu hút ứng viên tiềm năng nộp hồ sơ. Trong phân tích số liệu sơ cấp chúng ta cần đánh giá được các ưu điểm và hạn chế có liên quan đến hai nhiệm vụ này, và xác định nguyên nhân.
Ok lah, vậy chúng ta cần thu thập dữ liệu sơ cấp từ những người tiếp cận doanh nghiệp, tiếp cận thông báo tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp (đơn giản thì có thể hỏi nhân viên của doanh nghiệp được tuyển trong ba năm trở lại đây) nhằm xác định xem việc quản bá thương hiệu và đăng thông báo tuyển dụng có những ưu điểm và hạn chế gì.
*) Về bảng khảo sát
- Khảo sát về công tác quảng bá thương hiệu nhân lực: đây là nội dung phức tạp và nó gắn liền với chuyên môn marketing nên chúng ta có thể không nghiên cứu sâu nhưng cũng nên đưa ra thang đánh giá về thương hiệu nhân lực của doanh nghiệp. Đơn giản thôi, đưa ra yêu cầu “Đánh giá về công tác quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp”, OK, vậy là đã có được một câu hỏi khảo sát.
- Khảo sát về thông báo tuyển dụng: Một thông báo tuyển dụng tốt cần có nội dung, hình thức phù hợp, phải được đăng tại nơi phù hợp. Trong quá trình khảo sát, SV đưa ra câu hỏi khảo sát nhằm đánh giá về hình thức thông báo tuyển dụng, đánh giá về nội dung thông báo tuyển dụng, đánh giá về nơi đăng thông báo tuyển dụng…
Sau khảo sát, chúng ta sẽ có được dữ liệu là đánh giá của những người tiếp cận với chương trình tuyển mộ của doanh nghiệp (ở đây là nhân viên). Các dữ liệu này cần được xử lý, đơn giản thôi, với mỗi nội dung khảo sát cần xác định xem bao nhiều người (hay %) đánh giá rất tốt, bao nhiêu đánh giá tốt…
**) Về câu hỏi phỏng vấn Thông thường kết quả khảo sát cho thấy sẽ có những người đánh giá tốt và những người đánh giá chưa tốt, việc tiếp theo chúng ta cần làm là phỏng vấn những người trả lời rất tốt và chưa tốt nhằm xác định nguyên nhân. Đơn giản nhất thì hỏi lý do tại sao, ghi lại rồi tổng hợp kết quả.
b. Phân tích dữ liệu thứ cấp về tuyển chọn nhân lực
Trong tuyển chọn nhân lực, doanh nghiệp thường kết hợp thi tuyển với phỏng vấn nhằm đánh giá ứng viên. Tuy vậy, việc đánh giá ưu điểm, hạn chế của phỏng vấn và thi tuyển là không hề đơn giản. Trong khuôn khổ khóa luận, sinh viên có thể xây dựng bảng hỏi và phỏng vấn tập trung xác định các ưu điểm và hạn chế về địa điểm, thời gian, nội dung thi tuyển, phương thức phỏng vấn, người tham gia phỏng vấn, các câu hỏi phỏng vấn, cách thức phỏng vấn…
Về cách thức xây dựng bảng hỏi thì cũng giống với phân tích dữ liệu thứ cấp trong tuyển mộ nhân lực đã đề cập ở trên, xây dựng bảng hỏi để người tham gia khảo sát đánh giá các nội dung tuyển chọn, tiếp tục phỏng vấn sâu với những người đánh giá rất tốt hoặc dưới trung bình nhằm xác định các nguyên nhân.
Trên đây là một số gợi ý phân tích với đề tài “Tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp X”, nội dung cuối cùng phụ thuộc vào thực trạng của doanh nghiệp, định hướng của giảng
viên hướng dẫn và lựa chọn của sinh viên.
2) Đề tài “Quy trình tuyển dụng nhân lực tại công ty X”
Với đề tài này, sinh viên phân tích đánh giá quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp nhằm xác định các ưu điểm, hạn chế của quy trình tuyển dụng để từ đó xây dựng giải pháp hoàn thiện (khắc phục các hạn chế) quy trình tuyển dụng nhân lực.
– Mục tiêu phân tích: đánh giá quy trình tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp, xác định các ưu điểm, hạn chế trong quy trình tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp.
Để có thể phân tích quy trình thì trước tiên sinh viên cần hiểu thế nào là quy trình, thế nào là quy trình tốt.
+ Quy trình đề cập đến các bước thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, ở đây là các bước tiến hành tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp.
+ Thế nào là một quy trình tốt? Trên thực tế thì mỗi doanh nghiệp có thể xác định một quy trình riêng phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp đó, tuy vậy một quy trình tốt là một quy trình có đầy đủ các bước đề thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, các bước kết hợp logic, không có sự chồng chéo công việc giữa các bước gây lãng phí nguồn lực, không có các bước dư thừa, các bước có thể dễ dàng được tiến hành đạt kết quả cao và phù hợp với năng lực người thực hiện công việc… và tất lẽ dĩ ngẫu là quy trình tốt cần tạo ra các sản phẩm cụ thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
– Gợi ý phân tích:
I) Phân tích dữ liệu thứ cấp: Phân tích dữ liệu thứ cấp được sử dụng nhằm bước đầu nhìn
nhận các ưu điểm, hạn chế của quy trình tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp nghiên cứu.
a) Phân tích quy trình tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp
Để phân tích quy trình tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp thì trước tiên sinh viên cần
phác thảo được quy trình tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp. Trên thực tế thì rất nhiều sinh viên chép ngay cái quy trình của bài giảng hoặc giáo trình ra và xem như đây là quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp nghiên cứu rồi lại chép cái phân tích ở đâu đó vào, trường hợp này thì phải nói là tào lao hết mức.
Quy trình tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp là các bước doanh nghiệp tiến hành tuyển dụng trong thực tế. Ví dụ: Tại doanh nghiệp X (rất nhỏ), một ngày đẹp trời giám đốc kiếm được một khoản tiền kha khá và ông ta nghĩ là doanh nghiệp đang phát triển tốt cần tuyển dụng, ông thuộc dạng người nói và làm nên ngay lập tức ông bảo nhân viên dưới quyền đi đăng thông báo tuyển dụng, rồi… đây chính là quy trình của doanh nghiệp đó.
Lưu ý: Doanh nghiệp có thể mỗi lần thực hiện tuyển dụng theo một quy trình khác nhau, họ có thể chưa ý thức về quy trình và trên thực tế thì đứng trước thực trạng quy trình của doanh nghiệp yếu kém chúng ta mới làm đề tài này.
Sau khi phác thảo được quy trình của doanh nghiệp nghiên cứu thì chúng ta sẽ đưa ra các
nhận xét ban đầu…
Sau khi phác thảo được quy trình của doanh nghiệp nghiên cứu thì chúng ta sẽ đưa ra các nhận xét ban đầu về quy trình của doanh nghiệp. Chúng ta có thể đánh giá quy trình của doanh nghiệp theo các nội dung dưới đây.
+ Có đầy đủ các bước đề thực hiện công việc tuyển dụng không?
+ Các bước kết hợp có logic không?
+ Có sự chồng chéo công việc giữa các bước gây lãng phí nguồn lực không?
+ Có các bước dư thừa không?
+ Các bước có thể dễ dàng được tiến hành đạt kết quả cao và phù hợp với năng lực người thực hiện công việc không?
Các bạn SV hiểu sâu về quy trình có thể đánh giá thêm các nội dung như từng bước có sản phẩm cụ thể không, sản phẩm cụ thể của từng bước là gì, kết quả đạt được khi hoàn thành các bước như thế nào, có dễ dàng quản lý quy trình và các bước trong quy trình không…
b) Phân tích kết quả đạt được khi áp dụng quy trình tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp
Một quy trình bao giờ cũng hướng đến kết quả cụ thể, do vậy kết quả cũng phản ánh rất nhiều về quy trình. Việc đánh giá kết quả từng bước đạt được là nhiệm vụ hết sức khó khăn, với yêu cầu của khóa luận, sinh viên có thể đánh giá các nội dung trong bảng dưới đây.
Vị trí cần tuyển | SV tự lấy ví dụ | |||
Số nhân lực cần tuyển | ||||
Số nhân lực tuyển dụng thành công (1) | ||||
Số nhân lực đủ năng lực làm việc sau tuyển dụng (2) | ||||
Số nhân lực làmđược việc gắn bó trên 1 năm sau tuyển dụng (3) |
Bảng trên cho chúng ta nhìn nhật kết quả cuối cùng khi doanh nghiệp áp dụng quy trình tuyển dụng nhân lực. Có thể thấy là kết quả chưa tốt phản ánh yếu kém trong quy trình. Sinh viên hiểu sâu hơn về quy trình có thể đánh giá số liệu phản ánh kết quả đối với từng bước trong quy trình của doanh nghiệp.
II) Phân tích dữ liệu sơ cấp
Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp, chúng ta phác thảo được được các ưu điểm và hạn chế đối với quy trình tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp nghiên cứu. Phân tích dữ liệu sơ cấp được tiến hành thông qua khảo sát và phỏng vấn nhằm làm rõ các hạn chế và nguyên nhân.
*) Về khảo sát
Có thể sử dụng thang đo 5 điểm, đối tượng khảo sát là những người tham gia thực hiện quy trình tuyển dụng nhân lực của công ty X. Một số nội dung khảo sát được gợi ý dưới đây.
– Khảo sát nhằm đánh giá toàn bộ quy trình:
+ Có đầy đủ các bước đề thực hiện công việc tuyển dụng
+ Các bước kết hợp có logic
+ Có sự chồng chéo công việc giữa các bước gây lãng phí nguồn lực
+ Có các bước dư thừa
– Khảo sát đánh giá từng bước trong quy trình:
+ Bước… có mục tiêu cụ thể
+ Bước … dễ dàng được tiến hành đạt kết quả cao
+ Bước … phù hợp với năng lực người thực hiện công việc
Sau khảo sát, chúng ta sẽ có được dữ liệu là đánh giá của những người tham gia trong quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp. Các dữ liệu này cần được xử lý, đơn giản thôi, với mỗi nội dung khảo sát cần xác định xem bao nhiều người (hay %) đánh giá rất tốt, bao nhiêu đánh giá tốt…
**) Về câu hỏi phỏng vấn
Thông thường kết quả khảo sát sẽ có những người đánh giá tốt và những người đánh giá chưa tốt, việc tiếp theo chúng ta cần làm là phỏng vấn những người trả lời rất tốt và chưa tốt nhằm xác định nguyên nhân cụ tỷ. Đơn giản nhất thì hỏi lý do tại sao, ghi lại rồi tổng hợp kết quả.
Trên đây là một số gợi ý phân tích với đề tài “Quy trình tuyển dụng nhân lực tại công ty X”, nội dung cuối cùng phụ thuộc vào thực trạng của doanh nghiệp, định hướng của giảng viên hướng dẫn và lựa chọn của sinh viên.
3) Đề tài “Hiệu quả tuyển dụng nhân lực của công ty X”
Hiệu quả tuyển dụng có thể được tính thông qua tỷ số giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Ví dụ như chi phí để thu được 1 hồ sơ nhân viên phù hợp là 3 triệu, chi phí tuyển được 1 nhân viên là 5 triệu…
– Gợi ý phân tích:
I) Phân tích số liệu thứ cấp về hiệu quả tuyển dụng nhân lực
a. Phân tích hiệu quả tuyển mộ
Vị trí cần tuyển | ||||
Số nhân lực cần tuyển | ||||
Số hồ sơ thu về | ||||
Số hồ sơ phù hợp | ||||
Chi phí tuyển mộ | ||||
Chi phí tuyểm mộ/1 NV |
Từ bảng phân tích có thể đánh giá hiệu quả. Tuy vậy để kết luận là công tác tuyển mộ của doanh nghiệp có hiệu quả haykhông cần so sánh với chuẩn nhất định, chuẩn ở đây có thể là số liệu công bố về hiệu quả tuyển mộ nhân lực trên các bài báo – công trình khoa học hoặc do chúng ta khảo sát một số doanh nghiệp rồi so sánh.
Dựa trên các tính toán về hiệu quả tuyển mộ, sẽ đưa ra đánh giá về hiệu quả tuyển mộ trên toàn doanh nghiệp và các vị trí.
b) Phân tích hiệu quả tuyển dụng
Vị trí cần tuyển | ||||
Số nhân lực cần tuyển | ||||
Số nhân lực tuyển dụng trong từng đợt | ||||
Số nhân lực đáp ứng yêu cầu sau thử việc | ||||
Chi phí tuyển dụng trong 1 đợt | ||||
Chi phí tuyểm dụng/1 NV |
Dựa trên các tính toán về hiệu quả tuyển dụng (cách thức đánh giá giống với đánh giá hiệu quả tuyển mộ), sẽ đưa ra đánh giá về hiệu quả tuyển dụng trên toàn doanh nghiệp và các vị trí.
Sau khi đánh giá được hiệu quả, tiếp tục thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp về quy trình, sản phẩm của tuyển dụng (bài PR, thông báo tuyển dụng, thi tuyển, phỏng vấn). Phân tính nhằm đánh giá các ưu điểm và hạn chế để từ đó phác thảo phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả tuyển dụng.
II) Phân tích dữ liệu sơ cấp
Phân tích dữ liệu sơ cấp nhằm
– làm rõ các hạn chế
– Đánh giá tính khả thi của các giải pháp
4) Đề tài “Hoạch định nguồn nhân lực của công ty X”
Với đề tài này, SV có thể lựa chọn nhiều phương hướng phân tích khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi giới thiệu các phân tích nhằm đánh giá các hạn chế đối với hoạch định nhân lực của doanh nghiệp hướng đến hoàn thiện sản phẩm hoạch định (đối với một số vị trí)
I) Phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về hoạch định nhân lực
a) Phân tích kết quả hoạch định
Phân tích nhằm làm rõ các hạn chế đối với sản phẩm hoạch định. Hoạch định tốt có nghĩa là các việc xác định nhu cầu và xây dựng giải pháp đảm bảo các bộ phận trong doanh nghiệp có đủ nhân lực thực hiện công việc, nhân lực có khả năng thực hiện tốt các mục tiêu do doanh nghiệp đề ra, không thiếu hoặc thừa nhân lực.
Để phân tích dữ liệu, sinh viên có thể phân tích dữ liệu theo bảng dưới đây.
Phòng ban | ||||
Số nhân lực dự kiến (hoạch định) | ||||
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ (% so với kế hoạch) | ||||
Số nhân lực dư thừa | ||||
Số nhân lực thiếu hụt |
Nếu không có dữ liệu về “Số nhân lực dự kiến (hoạch định)” do doanh nghiệp không tiến hành hoạch định, có thể bỏ qua dữ liệu này.
Nếu không có dữ liệu về “Số nhân lực dư thừa/ thiếu hụt”, có thể phỏng vấn nhằm xác định trạng thái (dư thừa/ thiếu hụt).
Dựa trên kết quả phân tích sẽ xác định được các phòng ban có sản phẩm hoạch định chưa tốt (mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp, nhân lực dư thừa hoặc thiếu hụt nhiều).
Sau khi phân tích dữ liệu, tiếp tục phỏng vấn nhằm xác định các vị trí có kết quả hoạch định chưa chính xác. Sẽ lựa chọn một số vị trí để tiến hành hoạch định vì trong khuôn khổ khóa luận không thể tiến hành hoạch định trên toàn doanh nghiệp.
b) Phân tích quá trình hoạch định của doanh nghiệp
Trong phần này, SV mô tả quá trình hoạch định của doanh nghiệp, phân tích các ưu điểm và hạn chế trong quá trình hoạch định nhằm xác định được phương pháp hoạch định phù hợp.
II) Phân tích cung cầu
a) Phân tích cầu nhân lực
- Phân tích xu hướng phát triển của doanh nghiệp
- Phân tích năng lực đội ngũ nhân lực
- Xác định cầu nhân lực
b) Phân tích cung nhân lực
- Phân tích cung nội bộ
– Vẽ sơ đồ nhân lực các bộ phận cần tiến hành hoạch định.
– Vẽ sơ đồ thay đổi nhân sự trong các bộ phận cần hoặc định
– Phân tich cung nhân lực
- Phân tích cung bên ngoài
5) Đề tài “Đánh giá thực hiện công việc tại công ty X”
Với đề tài này, SV có thể lựa chọn nhiều hướng phân tích khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi giới thiệu các phân tích nhằm đánh giá ưu điểm và hạn chế đối với công tác đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp X nhằm khắc phục các nhược điểm và phát huy các ưu điểm.
Một chương trình đánh giá thực hiện công việc tốt có mục tiêu rõ ràng, sử dụng phương pháp phù hợp, có các tiêu chuẩn đánh giá đảm bảo SMART, có quá trình trao đổi giữa người đánh giá và người được đánh giá sau mỗi chu kỳ đánh giá thực hiện công việc (phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc), lưu trữ kết quả đánh giá thực hiện công việc tốt, sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc phù hợp…
I) Phân tích dữ liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin về đánh giá thực hiện công việc của doanh nghiệp nghiên cứu (trong khóa luận cần mô tả, minh chứng), sau đó phân tích nhằm trả lời các câu hỏi dưới đây.
– Chương trình đánh giá thực hiện công việc có mục tiêu không? Nếu có thì mục tiêu có rõ ràng không?
– Chương trình đánh giá thực hiện công việc sử dụng phương pháp nào, có phù hợp không?
– Chương trình đánh giá thực hiện công việc sử dụng tiêu chuẩn có đảm bảo SMART không?
– Chương trình đánh giá thực hiện công việc có quá trình trao đổi giữa người đánh giá và người được đánh giá sau mỗi chu kỳ đánh giá thực hiện công việc (phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc) không?
– Chương trình đánh giá thực hiện công việc lưu trữ kết quả đánh giá thực hiện công việc như thế nào, đánh giá.
– Chương trình đánh giá thực hiện công việc sử dụng kết quả có phù hợp không.
Lưu ý: Sinh viên giỏi có thể thu thập thêm các số liệu về cách thức thực hiện công việc của doanh nghiệp, kết quả thực hiện công việc của doanh nghiệp. Hai nội dung này phản ánh rất nhiều về công tác đánh giá thực hiện công việc, tuy vậy phân tích này đòi hỏi SV phải hiểu sâu về đánh giá thực hiện công việc.
II) Phân tích dữ liệu sơ cấp
– Bảng hỏi nhằm đánh giá các nội dung (mục tiêu rõ ràng, sử dụng phương pháp phù hợp, có các tiêu chuẩn đánh giá đảm bảo SMART, có quá trình trao đổi giữa người đánh giá và người được đánh giá sau mỗi chu kỳ đánh giá thực hiện công việc, lưu trữ kết quả đánh giá thực hiện công việc tốt, sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc phù hợp), người tham gia khảo sát là nhân viên, cán bộ quản lý tham gia đánh giá (lựa chọn tùy trường hợp cụ thể).
– Phỏng vấn nhằm làm rõ các nguyên nhân dẫn đến đánh giá thực hiện công việc chưa tốt và tốt.
– Sinh viên giỏi có thể mở rộng phỏng vấn hướng đến hoàn thiện các nội dung của đánh giá thực hiện công việc, ví dụ như khi doanh nghiệp không có mục tiêu đánh giá thực hiện công việc cần phỏn vấn cán bộ quản trị các cấp nhằm có dữ liệu xác lập mục tiêu…
6) Đề tài “Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá thực hiện công việc tại công ty X”
Giống với đề tài 5, tuy vậy chỉ phân tích sâu về “Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá thực hiện công việc”.
Với đề tài này, sinh viên cần phân tích tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá thực hiện công việc trên toàn doanh nghiệp nhằm xác định ưu điểm và hạn chế. Tuy vậy, nếu doanh nghiệp có quá nhiều vị trí, SV có thể sử dụng các phân tích sơ bộ nhằm lựa chọn một số vị trí cần phân tích sâu (vị trí có các tiêu chuẩn và phương pháp rất kém), chọn 2 hoặc ba vị trí là được.
Để xác định các vị trí cần phân tích thì SV có thể phỏng vấn cán bộ quản lý phòng nhân sự nhằm xác định các vị trí cần có sự điều chỉnh về tiêu chuẩn/phương pháp đánh giá. Sinh viên giỏi có thể kết hơp với thu thập dữ liệu về cách thức thực hiện công việc của doanh nghiệp (hành vi có phù hợp không), kết quả thực hiện công việc của doanh nghiệp. Hai nội dung này phản ánh rất nhiều về công tác đánh giá thực hiện công việc, tuy vậy phân tích này đòi hỏi SV phải hiểu sâu về đánh giá thực hiện công việc. Đơn giản hơn nữa thì… mà thôi, làm như trên cho nó khoa học.
Sau khi lựa chọn được các vị trí cần phân tích, SV bắt đầu tiến hành phân tích số liệu thứ cấp và sơ cấp.
I) Phân tích dữ liệu thứ cấp
a) Phân tích phương pháp đánh giá thực hiện công việc
– Mô tả (các) phương pháp ĐGTHCV được doanh nghiệp sử dụng với các vị trí nghiên cứu trong khóa luận, mô tả cách thức tiến hành từng phương pháp.
– Phân tích nhằm nhìn nhận sơ bộ các ưu điểm và hạn chế về phương pháp và cách thức tiến hành.
+ Về phương pháp, nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp thang điểm (phương pháp được sử dụng phổ biến) thì trong đa số trường hợp có thể kết luận là sử dụng phương pháp phù hợp, trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp khác rất có thể nó không thực sự tối ưu.
+ Về cách thức tiến hành, cần phân tích xem doanh nghiệp có tiến hành theo đúng các nguyên tắc khoa học không (quy trình đánh giá của doanh nghiệp có tiến hành theo đúng các nguyên tắc khoa học không).
b) Phân tích tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc
– Thứ nhất là phân nhóm các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc được sử dụng tại doanh nghiệp nghiên cứu (đối với từng vị trí) theo các nhóm trực tiếp/gián tiếp, kết quả/hành vi.
– Phân tích xem các tiêu chuẩn đánh giá sử dụng đã hợp lý chưa (Hơp lý: Khi có thể sử dụng tiêu chuẩn trực tiếp thì không sử dụng tiêu chuẩn gián tiếp, trong đa số vị trí cần kết hợp đánh giá kết quả và đánh giá hành vi).
– Sử dụng nhóm tiêu chí SMART nhằm đánh giá xem các tiêu chuẩn ĐGTH của doanh nghiệp nghiên cứu có đảm bảo các tiêu chí này không.
II) Phân tích dữ liệu sơ cấp
– Dùng bảng khảo sát nhằm:
+ Đánh giá các phương pháp và tiêu chuẩn (khảo sát đối với từng vị trí được nghiên cứu trong khóa luận, các đối tượng khảo sát là người có liên quan trực tiếp – là những người đánh giá và bị đánh giá),
+ Đánh giá về mức độ gặp phải các sai sót trong quá trình triển khai đánh giá thực hiện công việc (dựa trên kết luận khi nghiên cứu dữ liệu thứ cấp về cách thức tiến hành ĐGTHCV),
+ Đánh giá các tiêu chuẩn đánh giá đang được sử dụng tại doanh nghiêp
+ SV giỏi có thể mở rộng nội dung bảng hỏi thông qua dự kiến các tiêu chuẩn đánh giá thay thế và khảo sát nhằm đánh giá tính khả thi của các tiêu chuẩn này.
– Phỏng vấn nhằm làm rõ các nguyên nhân có sự nhìn nhận chưa tốt về phương pháp/tiêu chuẩn (SV giỏi có thể dự phỏng vấn làm rõ tính khả thi của các tiêu chuẩn đánh giá dự kiến thay thế).
7) Đề tài “Đào tạo nhân lực tại công ty X”
Công tác đào tạo tốt thể hiện qua các đặc điểm như phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, ưu tiên các nội dung cấp thiết, có nhìn nhận nhu cầu cá nhân, có giải pháp hỗ trợ phù hợp, có nội dung phù hợp, có phương pháp giảng dạy phù hợp, có phương thức đánh giá và kiểm soát phù hợp, sử dụng nhân lực sau đào tạo hợp lý, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp…
- I) Phân tích dữ liệu thứ cấp
- a) Phân tích dữ liệu về kết quả đào tạo
SV có thể phân tích các dữ liệu như bảng dưới đây.
Chương trình đào tạo | ||||
Đối tượng đào tạo | ||||
Thời gian, chi phí | ||||
Năng suất lao động hoặc kết quả thực hiện công việc trước đào tạo | ||||
Năng suất lao động hoặc kết quả thực hiện công việc sau đào tạo |
Dựa trên bản phân tích trên có thể đánh giá kết quả đào tạo của doanh nghiệp và đối với từng đối tương khác nhau. Đây cũng là cơ sở để giới hạn số đối tượng tiếp tục nghiên cứu sâu đối với doanh nghiệp lớn (chỉ tiếp tục phân tích đối tượng có kết quả không tốt).
- a) Phân tích dữ liệu về thực hiện công tác đào tạo
SV mô tả và phân tích quá trình triển khai công tác đào tạo của doanh nghiệp nghiên cứu. Trong quá trình phân tích, SV đưa ra các nhân định về các vấn đề dưới đây.
+ Phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp,
+ Ưu tiên các nội dung cấp thiết,
+ Nhìn nhận nhu cầu cá nhân,
+ Chính sách hỗ trợ,
+ Nội dung đào tạo,
+ Phương thức đào tạo, phương pháp giảng dạy,
+ Phương thức đánh giá và kiểm soát,
+ Sử dụng nhân lực sau đào tạo,
- II) Phân tích dữ liệu sơ cấp
Có thể sử dụng bảng hỏi nhằm có được kết quả đánh giá từ đối tượng có liên quan (tùy trường hợp mà người trả lời có thể là người học, người sử dụng nhân lực sau đào tạo…). SV có thể khảo sát theo một số nội dung dưới đây.
+ Sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
+ Mức độ ưu tiên các nội dung cấp thiết
+ Có sự nhìn nhận nhu cầu cá nhân từ doanh nghiệp
+ Giải pháp hỗ trợ trong quá trình đào tạo
+ Nội dung khóa học phù hợp
+ Phương pháp giảng dạy
+ Phương thức đánh giá và kiểm soát
+ Sử dụng nhân lực sau đào tạo
+ Lợi ích của chương trình đào tạo
Sau khi có kết quả khảo sát, vẽ đồ thị, xác định các nội dung có nhiều đánh giá chưa tốt và rất tốt để tiếp tục phỏng vấn sâu xác định nguyên nhân.
(nội dung đang trong quá trình hoàn thiện)